Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc như thế nào là chuẩn? Việc ứng dụng những quy tắc này sẽ mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp. Hãy cùng Gumato làm sáng tỏ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quy cách gấp sản phẩm may mặc
Bước đầu tiên trong quy cách đóng gói sản phẩm may mặc mà các doanh nghiệp đều cần lưu ý là bước đóng gói sản phẩm may mặc. Để gấp sản phẩm cho đẹp mắt nhất và hoàn hảo nhất, có thể làm theo 3 bước sau:
Bước 1: Cho sản phẩm lên bề mặt phẳng, vuốt sản phẩm cho thẳng thớm và ổn định. Bạn nhớ kéo hết các dây khóa kéo hoặc chỉnh túi áo ngay ngắn, đúng vị trí.
Bước 2: Nắm vào vai áo bằng tay trái và đặt tay phải ở phần vai áo bên trái. Bắt đầu xếp vào 1/3 áo hướng vào bên phải, gấp phần tay áo vào sao cho vuông góc với mép ngoài rồi sau đó đặt vào vị trí cũ. Lặp lại như vậy cho bên còn lại.
Bước 3: Chia áo ra làm 3 phần, xếp 1/3 phần dưới thân áo hướng lên phần cổ áo trước và sau đó hướng 1/3 của cổ áo hướng xuống phần thân áo để hoàn thành quá trình gấp sản phẩm may mặc.
Trên đây chính là bước cơ bản và đầu tiên trong quy cách đóng gói sản phẩm may mặc mà tất cả các doanh nghiệp may mặc đều cần phải tuân thủ.
2. Quy trình đóng gói sản phẩm may mặc
Sau đây là các bước đóng gói hàng quần áo chuẩn
Bước 1: Các sản phẩm may mặc sau khi được gấp cẩn thận đều được cho vào túi nilon mới. Lưu ý nhớ đặt mặt phải áo ở bên trên.
Bước 2: Cho các sản phẩm đã đóng gói vào thùng, sẽ được đặt 5 sản phẩm ở mỗi thùng. Luôn chắc chắn rằng mặt phải của sản phẩm được đặt hướng lên trên và vuốt lại bề mặt sản phẩm khi đặt vào thùng.
Bước 3: Sử dụng băng keo trong suốt để dán miệng thùng cho chắc chắn.
Bước 4: Có đầy đủ thông tin trên mỗi thùng hàng như: tên doanh nghiệp, mã hàng, màu sắc, số lượng, size,…hoặc shipping mark nếu là hàng xuất khẩu để tránh thất lạc trong quá trình vận chuyển.
3. Tiêu chuẩn thùng carton đóng gói sản phẩm may mặc
3.1 Kích thước đóng gói quần áo đúng quy cách tiêu chuẩn
Lựa chọn thùng carton có kích thước lớn để đóng gói cũng góp phần đáp ứng quy cách đóng gói sản phẩm may mặc. Bởi vì hầu hết khi vận chuyển các sản phẩm may mặc cũng như xuất nhập khẩu, số lượng hàng hóa đều lớn.
Thế nên, chỉ có thùng có kích thước lớn mới có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, thùng carton lại có khối lượng nhẹ hơn và vô cùng dễ dàng cho việc kiểm tra để hạn chế sai sót.
3.2 Độ bền và độ cứng của thùng carton
Thông thường, quá trình vận chuyển hàng may mặc thường kéo dài vài ngày hoặc thậm chí lên đến hơn nửa tháng. Thế nên, yêu cầu cơ bản của vật chứa là phải có đủ độ cứng để có thể bảo vệ được hàng hóa bên trong.
Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển các thùng hàng đều được xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích và không gian thế nên thùng carton đựng hàng may mặc cần phải đủ độ bền để có thể chịu được trọng lượng của các thùng hàng khác.
Lựa chọn thùng carton có đủ độ bền và độ cứng sẽ giúp đưa các sản phẩm may mặc đến nơi đảm bảo an toàn hơn. Lại vừa đáp ứng được quy cách đóng gói sản phẩm may mặc.
3.3 Khả năng chống và hút ẩm
Để đảm bảo hàng hóa không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm do thời tiết hoặc hơi nước do thông thường các doanh nghiệp Việt Nam thường chọn đường biển là đường vận chuyển chính. Thế nên các doanh nghiệp cần phải chọn thùng carton có khả năng chống và hút ẩm tốt.
Qua các yếu tố trên, chúng ta đều có thể thấy rằng các yêu cầu về quy cách đóng gói sản phẩm may mặc là rất gắt gao và chặt chẽ. Yêu cầu sẽ còn cao hơn, các yếu tố về chất lượng sản phẩm cũng như đóng gói sẽ càng cao hơn khi muốn tham gia vào đấu trường quốc tế.
Vì vậy các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình nơi cung cấp thùng carton chất lượng, bảo đảm được các yếu tố kể trên với chất lượng cao.
Gumato là doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng thùng carton chất lượng cao đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời luôn đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như giá thành cạnh tranh.
4. Một số câu hỏi về quy cách đóng gói sản phẩm may mặc
4.1 Cách đóng gói hàng quần áo như thế nào?
Hầu hết quần áo được vận chuyển được gửi trong một phong bì nhựa đơn giản gọi là poly mailer.
Chúng không tốn kém và thiết thực vì quần áo chỉ cần trượt vào và chúng có thể được buộc chặt dễ dàng.
Nếu bạn đang vận chuyển quần áo mà bạn đã bán, thì điều quan trọng là phải đóng gói quần áo thật sang trọng.
4.2 Bao bì trong ngành may mặc là gì
Bao bì may là quá trình đóng gói, nén, làm đầy hoặc tạo ra hàng hóa cho mục đích bảo vệ và xử lý thích hợp của họ.
Đây là quy trình cuối cùng trong sản xuất hàng may mặc, chuẩn bị hàng hóa thành phẩm để giao cho khách hàng.
4.3 Quần jean được đóng gói như thế nào?
Quá trình bắt đầu khi quần jean loomstate – nghĩa là quần jean chưa qua quá trình hoàn thiện – được đưa đến một máy giặt quay hoặc bụng và được tải.
Quần jean sau đó được đặt trong một máy khác để được giặt và làm mềm. Sau khi sấy, quần jean được ép, kiểm tra và đóng gói để vận chuyển.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn chúng ta đều đã hiểu qua về quy cách đóng gói sản phẩm may mặc. Nếu bạn là doanh nghiệp may mặc đang cần đóng gói sản phẩm may mặc đúng quy cách, cần tìm các sản phẩm đóng gói đúng chất lượng hãy liên hệ với Gumato ngay hôm nay để được tư vấn nhé.